Trước tình hình chứng khoán sôi động, thanh khoản cổ phiếu (CP) CTG của ngân hàng Vietinbank đạt trung bình hơn 2,5 triệu đơn vị/phiên, cao hơn gấp đôi so với cùng thời điểm của năm 2014. Bên cạnh dòng tiền đang đổ khá mạnh vào cổ phiếu CTG thì thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao, từ 2,6 đến 3,9 triệu CP/phiên, bình quân giao dịch đạt 3,3 triệu CP/phiên, cao nhất trong số những cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết.
Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng đang chiếm ưu thế, giành được vị trí cao trên sàn giao dịch thì cổ phiếu của CDO cũng không hề kém cạnh. Trong vài ngày gần đây, cụ thể là ngày 19/05/2015, trên sàn giao dịch HOSE, thanh khoản tăng vọt khi khối lượng khớp lệnh tăng đến 39,25%, đạt gần 101.6 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, trên sàn HNX, khối lượng khớp lệnh không thay đổi đáng kể so với phiên cuối tuần trước khi chỉ tăng nhẹ 5.18%, đạt 39,4 triệu cổ phiếu. Tiếp đó, trong phiên giao dịch ngày 20/05/2015, giá mở cửa cao nhất là 52,5; Thấp nhất là 52,0; Số mã CK tăng: 161 (37); Số mã CK giảm 41 (9); Số mã CK không đổi: 42. Hiện nay, để cạnh tranh với các tập đoàn lớn, các công ty đều phải có một đội ngũ tư vấn dày dặn kinh nghiệm về TTCK đứng sau hậu thuẫn, đưa ra những chiến lược thu hút riêng dựa trên từng thời điểm nhằm đẩy cổ phiếu của đơn vị mình lên cao. Chính vì vậy, trên thị trường chứng khoán nói chung, sự cạnh tranh diễn ra vô cùng khốc liệt nhưng cũng không kém phần thú vị, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc.

Bảng thống kê giao dịch của CDO
Trước sự biến động hàng ngày của thị trường chứng khoán, các ngành nghề cũng theo đó có sự điều chỉnh tăng, giảm rõ rệt. Những năm qua, thị trường bất động sản đi xuống kéo theo nhiều khó khăn, trong năm 2014 cũng chỉ có một vài dấu hiệu nhỏ chưa đủ để đánh dấu sự trở lại của ngành xây dựng thiết kế. Tuy nhiên, bước qua dịp tết nguyên đán năm 2015, thị trường bất động sản có dấu hiệu quay trở lại khi chỉ tính riêng quý I/2015 đã có trên 8.000 giao dịch thành công, lớn gấp ba lần năm 2014. Đặc biệt, tồn kho BĐS giảm 40% ở những vị trí có yếu tố thương mại cao. Đây rõ ràng là con số biết nói để thị trường BĐS có sự chuyển biến vượt bậc. Ngoài ra, những yếu tố như đồng USD lên giá thất thường, tác động khá mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế; Giá vàng bấp bênh, tạo tâm lý không ổn định cho các nhà đầu tư; Tiền gửi ngân hàng lãi suất huy động cũng khá thấp, không tạo được sự hứng thú cho người dân đầu tư tiết kiệm tiền gửi… Là một trong những lý do giúp thị trường BĐS tăng trưởng hơn.
Quay trở lại với Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Phát triển Đô thị (CDDC), là một đơn vị chuyên thi công các tòa nhà, đặc biệt và giành riêng cho các dự án xây mới, khu nhà ở & trung tâm thương mại. Cùng với uy tín, công ty đã đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, luôn để lại ấn tượng và sự thiện chí trong lòng khách hàng, đối tác làm ăn. Nhờ đó, khi thị trường BĐS bấp bênh, công ty vẫn hoạt động khá tốt, nhận được sự tín nhiệm của khách hàng và các nhà đầu tư. Sang đầu năm 2015, khi thị trường BĐS có dấu hiệu mới mẻ, hoạt động của công ty trên cả sàn giao dịch điện tử lẫn thực tế đều rất ổn định. Điều này có thể chứng minh bằng kết quả kinh doanh trong quý I/2015; Cụ thể: Doanh thu thuần đạt 55,255; Lợi nhuận gộp đạt 23,998; Lợi nhuận thuần từ HĐKD 19,623; LNST thu nhập DN 15,306; LNST của CĐ công ty mẹ 15,306.
Với những bước đi ổn định, chắc chắn. CDO tin tưởng vào tương lai sẽ còn tiếp tục tăng trưởng và thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán cũng như việc sẽ thu hút được khách hàng đối với hoạt động kinh doanh nhà ở, thiết kế xây dựng công trình hiện tại và trong thời gian dài tiếp theo.