Giao dịch: Dòng tiền bắt đáy hoạt động trở lại – đà giảm bị thu hẹp. Theo đó, VN-Index giảm nhẹ 0.61% xuống 574.85 điểm, HNX-Index cũng chỉ giảm 0.57% xuống 81.93 điểm; VS100 hầu như không thay đổi khi chỉ giảm 0.07% về mức 126.16 điểm, VN30 giảm 0.92% chốt tại 577.66 điểm.
Các nhóm Market Cap cũng chỉ đỏ nhẹ sau khi kết thúc tuần giao dịch qua. Theo đó, VS-Small Cap là nhóm giảm mạnh nhất tuần với 0.9%, tiếp theo là VS-Micro Cap giảm 0.8%, VS-Large Cap giảm 0.76% và VS-Mid Cap giảm 0.5%.
Thị trường có xu hướng sôi động trở lại khi tổng khối lượng khớp lệnh trong tuần qua tăng nhẹ 1.8% trên HOSE và đạt 430.06 triệu đơn vị; ngoài ra, khối lượng giao dịch thỏa thuận cũng tăng mạnh 60.9% và đạt 51.29 triệu đơn vị. Ngược lại, thị trường trên HNX kém sôi động hơn khi khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 165.62 triệu đơn vị, giảm 9% so với tuần trước.
Vai trò dẫn dắt thị trường của nhóm Large Cap được thể hiện rõ trong tuần qua khi thị trường biến động theo sự tăng giảm của các cổ phiếu có vốn hóa lớn như GAS, BID, VIC, VNM, MSN,…Trong đó, GAS đóng vị trí quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường. Cụ thể, đà giảm mạnh của GAS trong phiên thứ 2 (30/03) và thứ 4 (01/04) đã tạo tác động mạnh kéo chỉ số thị trường lùi sâu.
Ở chiều ngược lại, giao dịch ở nhóm Ngân hàng có chuyển biến tích cực, trong những phiên giảm điểm, giúp giảm bớt sức ép giảm điểm từ các cổ phiếu lớn khác và ổn định tâm lý giới đầu tư.
Điểm tích cực nhất đó là dòng tiền bắt đáy gia tăng hoạt động trong các phiên giảm mạnh giúp giao dịch thị trường diễn ra tích cực hơn. Đây cũng là tiền đề giúp sắc xanh trở lại tích cực trong phiên thứ 5 (02/04). Theo đó, sắc xanh đã trở lại thị trường với đà tăng lan rộng không chỉ ở nhóm cổ phiếu Large Cap như GAS, PVD, MSN, CTG… mà còn lan tỏa rộng sang các nhóm cổ phiếu đầu cơ như Xây dựng, Bất động sản, Chứng khoán và Khai khoáng.
Phiên cuối tuần đà tăng đã bị thu hẹp, giao dịch ở các cổ phiếu chủ yếu diễn ra giằng co. Nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa khi GAS, STB, FPT,… giữ được sắc xanh đến cuối phiên, trong khi đó BID, VIC, VNM, BVH,… đều kết phiên trong sắc đỏ. Sự phân hóa mạnh cũng diễn ra ở nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản…. Nhìn chung tâm lý nhà đầu tư vẫn còn thận trọng. Giao dịch diễn ra khá trầm lặng trong buổi sáng nhưng đã được cải thiện về cuối phiên.
Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng nhẹ 49.9 tỷ đồng. Sau hai tuần xả hàng mạnh thì tuần qua khối ngoại đã bắt đầu mua ròng trở lại. Việc mua ròng của khối ngoại góp phần thúc đẩy đà tăng của thị trường và giảm bớt tâm lý e ngại của giới đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong tuần qua, họ vẫn tiếp tục tháo hàng các cổ phiếu có vốn hóa lớn như GAS, VIC,PVD... khiến thị trường hồi phục chậm hơn.
Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng cộng đến 49.4 tỷ đồng, với lượng mua ròng mạnh tập trung vào 3 phiên cuối tuần. Họ mua mạnh nhất là ở CII (tổng cộng đến 148.9 tỷ đồng), BID (48.3 tỷ đồng), VCB (40.1 tỷ đồng), MSN (23.4 tỷ đồng); trong khi bán ròng chủ yếu ở VIC (187 tỷ đồng), GAS (79.1 tỷ đồng), PVD (68 tỷ đồng), HPG (26 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại chỉ mua ròng 0.5 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở VCG (7.3 tỷ đồng), SHB (4.5 tỷ đồng), BVS (2.1 tỷ đồng); trong khi bán ròng mạnh ở PVS (18.8 tỷ đồng), LAS (6.5 tỷ đồng), IVS (3.4 tỷ đồng).
Cổ phiếu đáng chú ý: Số ngành giảm điểm chiếm ưu thế với 16/23 nhóm ngành. Các nhóm giảm điểm mạnh gồm: Dược phẩm giảm 3.22%, Thủy sản giảm 2.5%, Thiết bị điện – Điện tử VT giảm 2.5%… Các nhóm ngành nóng như Xây dựng, Khai khoáng, và Bất động sản đều giảm điểm lần lượt 0.3%, 0.83%, và 1.32%; riêng nhóm Chứng khoán tăng điểm với 0.91%.
Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là CMX giảm 17.44%, và HAI giảm 12%; trên HNX là PFL giảm 12.5%, SHN giảm 11.76%.
CMX giảm 17.44%. CMX giảm điểm mạnh nhiều khả năng là do dòng tiền đầu cơ rời bỏ cổ phiếu này sau thông tin công ty này xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2015.
HAI giảm 12 %. HAI giảm khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh của cổ phiếu này. Nhiều khả năng HAI giảm mạnh là do sự xả hàng từ dòng tiền đầu cơ.
PFL giảm 12.5%. PFL giảm điểm mạnh trong tuần nhiều khả năng do việc thoái vốn của nhà đầu tư khi doanh nghiệp này bị thua lỗ 3 năm và sắp chính thức hủy niêm yết vào ngày 24.4.2015.
SHN giảm 11.76%. SHN giảm mạnh trong tuần có thể do việc công bố BCTC hợp nhất năm 2014 trong tuần qua, theo đó doanh nghiệp bị lỗ gần 79 tỷ đồng khiến giới đầu tư e ngại.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là TMT tăng 10.76%, SVC tăng 9.84% và CDO tăng 7.65%; trên HNX là L14 tăng 22.15% và NHP tăng 12.7%.
TMT tăng 10.76%. Cổ phiếu TMT tăng mạnh khi không có thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tuần. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ tiếp tục hiện diện ở cổ phiếu này để đợi đợt chi trả cổ tức trong thời gian sắp tới.
SVC tăng 9.84%. SVC tăng mạnh trong tuần có thể do BCTC hợp nhất năm 2014 vừa được công bố, theo đó lợi nhuận ròng năm 2014 của doanh nghiệp tăng 43.62%, đem đến thông tin tích cực cho giới đầu tư.
CDO tăng 7.65%. CDO tăng mạnh khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh của cổ phiếu này.
Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ tiếp tục hiện diện ở cổ phiếu này để đợi đợt chi trả cổ tức trong thời gian sắp tới.
NHP tăng 12.7%. Cổ phiếu NHP tăng khi không có thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tuần. Nhiều khả năng là do sự hiện diện của dòng tiền đầu cơ tiếp tục ở cổ phiếu này.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA