Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 3
   Truy cập trong ngày : 1940
   Tổng số truy cập : 2740414
Phiên giao dịch chiều 22/6: Đứt tay 6/22/2015 4:17:09 PM
Dù VN-Index có phiên tăng mạnh đầu tuần, chinh phục thành công ngưỡng cản 590 điểm, nhưng nhiều nhà đầu tư không thể vui khi tài khoản của mình vẫn bị hao mòn.

Cũng giống như phiên sáng, phiên giao dịch chiều diễn ra với áp lực bán vẫn mạnh, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh trước đó và một số mã có tính đầu cơ cao. Tuy nhiên, đà tăng của VN-Index lại được nới rộng và kết thúc ở mức cao nhất ngày khi một số mã có giá trị vốn hóa lớn tăng mạnh và đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index tăng 9,38 điểm (+1,6%), lên 594,08 điểm với 103 mã tăng và 99 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 154,76 triệu đơn vị, giá trị 2.182,12 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,53 triệu đơn vị, giá trị 235,78 tỷ đồng.

Trong khi đó, dù vẫn không thoát khỏi phiên giảm điểm, nhưng đã giảm của HNX-Index đã được hạn chế tới mức tối thiểu nhờ sự hồi phục của một số mã lớn như SHB trong đợt ATC. Cụ thể, HNX-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 87,09 điểm với 91 mã tăng và 85 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 51,86 triệu đơn vị, giá trị 608,77 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,83 triệu đơn vị, giá trị 83,23 tỷ đồng.

Dù độ rộng thị trường có phần nghiêng về hướng tích cực, nhưng có thể khẳng định, phiên tăng điểm mạnh hôm nay của VN-Index có công lớn của các mã lớn như VNM, MSN, VCB, BID, CTG, GAS. Trong đó, VNM, VCB, MSN, BID, GAS đóng cửa ở mức cao nhất ngày với mức tăng lần lượt là 4,67%, 2,37%, 5,26%, 3,21% và 0,8%.

Do đó, dù VN-Index tăng mạnh, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn cảm thấy buồn khi tài khoản của mình bị hao mòn như tại FLC, HSG, HAI, DLG…, đặc biệt là tại JVC.

Theo thông tin mới nhất được công bố trên HOSE, JVC đã chính thức miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và chức vụ Giám đốc đối với ông Lê Văn Hướng. Thay thế ông Hướng ở vị trí Chủ tịch HĐQT là ông Kyohei Honsono và ở vị trí Giám đốc là ông Nguyễn Hữu Hiếu. Đồng thời, ông Hiếu cũng thay thế ông Hướng làm người đại diện theo pháp luật của JVC.

Việc ông hướng bị miễn nhiệm 2 chức vụ quan trong nhất làm cho những nhà đầu tư càng có cơ sở về những tin đồn xung quanh công ty này là không phải vô cơ. Qua đó, nó cũng dường như dập tắt hy vọng vớt vát của những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu JVC.

Sau bản công bố thông tin giải trình ngắn gọn về tin đồn liên quan đến Công ty hôm thứ Hai tuần trước của JVC, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô vào bắt đáy cổ phiếu này trong 2 phiên đầu tuần với lượng khớp của 2 phiên này lên tới khoảng 15 triệu đơn vị. Tuy nhiên, rõ ràng, những nhà đầu tư này đã bắt phải rao rơi và đang bị đứt tay. Tính ở mức giá cao nhất trong ngày thứ Hai tuần trước là 18.300 đồng, hiện nhà đầu tư đã mất gần 34% sau đúng 1 tuần.

Trở lại với phiên hôm nay, nhiều nhà đầu tư vẫn có gắng tháo chạy khỏi mã này từ đầu phiên, trong khi lệnh mua trấn an chỉ đủ mạnh trong đợt khớp lệnh mở cửa và sau đó gần như trống lệnh bên mua. Trong đợt ATC, lệnh bán ATC gần 7 triệu đơn vị, trong khi bán sàn cũng còn tồn lại khoảng 10 triệu đơn vị. Tuy nhiên, khi nhận thấy bên mua che lệnh, nhiều nhà đầu đã mừng thậm và vội vã hủy lệnh bán sàn để chuyển sang ATC hòng cố thoát thân. Tuy nhiên, lượng mua không mạnh như dự đoán khi chỉ có 34.260 đơn vị được khớp trong đợt ATC, trong khi lượng dư bán ATC và sàn cũng lên tới gần 15 triệu đơn vị. Tính tổng phiên hôm nay, JVC được khớp 2,75 triệu đơn vị.

Ngoài JVC, lượng cung ồ ạt cũng diễn ra tại FLC khi nhà đầu tư lo sợ nguồn cung của gần 75 triệu cổ phiếu thưởng sẽ được giải phóng kể từ ngày 26/6. Áp lực bán mạnh khiến FLC bị rung lắc mạnh và có lúc tưởng chừng sẽ về mức sàn, tuy nhiên, nhờ lực mua đỡ giá rất tốt, nên FLC thoát khỏi mức giá thấp nhất ngày (8.900 đồng) khi đóng cửa ở mức 9.000 đồng, giảm 3,23% với 40,79 triệu đơn vị được khớp.

Trong nhóm ngân hàng, ngoài 3 đại gia đã đề cập ở trên, MBB cũng là mã đáng chú ý trong phiên hôm nay khi cũng có mức tăng mạnh với thanh khoản vượt trội so với các mã trong nhóm. Kết thúc phiên, MBB tăng 4,67%, lên 15.700 đồng với 6,8 triệu đơn vị được khớp, chỉ đứng sau FLC và OGC.

Về OGC, nỗ lực không mệt mỏi của bên muốn giữ giá cuối cùng cũng được đền đáp khi giữ được phiên tăng giá tiếp theo, dù không còn tăng trần như 4 phiên trước. Kết thúc phiên, OGC được khớp 18,3 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 3.000 đồng, giá tăng 3,45%.

Trên HNX, SHN cũng không thể đảo ngược được xu hướng khi kết thúc với sắc xanh mặt mèo (19.300 đồng) với 1,46 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn và ATC hơn 1,27 triệu đơn vị.

Trong khi KLF, FIT, SCR cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm lần lượt là 2,78%, 5,11% và 1,2%. Trong đó, KLF là mã có thanh khoản tốt nhất HNX với 4,41 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, PVX và SHB lại có được sắc xanh nhạt nhờ đợt ATC với mức tăng lần lượt là 2,5% và 1,22%.

T.Lê
Theo ĐTCK
Lên đầu trang