Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 1
   Truy cập trong ngày : 758
   Tổng số truy cập : 2739232
lạc quan hay lo lắng về thị trường tuần tới? 9/14/2015 9:04:26 AM
“Thị trường hiện tại vẫn chưa phát đi các tín hiệu cụ thể về khả năng bùng nổ theo phía nào. Dòng tiền chỉ là một yếu tố và mang tính thời điểm, bị chi phối bởi tâm lý. Dòng tiền sẽ thay đổi ngay lập tức nếu có sự đột biến và khi đó tâm lý sẽ lạc quan hơn hay lo lắng hơn.”

Thị trường tuần qua không khác nhiều lắm so với những tuần trước đó, vẫn là những biến động lăn tăn với dòng tiền nhỏ. Khi càng về phiên giao dịch cuối tuần cổ phiếu CDO có xu hướng giảm điểm không mấy khả quan, chỉ đọng lại ở số ít chuyển biến tốt tại phiên giao dịch ngày 8/9 khi tăng 200đ tương đương 0.97%.

14 tháng 9.jpg

Giá không rơi sâu  là do áp lực bán không mạnh. Khi cả người mua lẫn người bán đều chưa tìm thấy động lực, thị trường chung và giao dịch riêng sẽ chỉ lăn tăn sóng như vậy, thậm chí thanh khoản đã có lúc giảm thấp hơn nữa. Việc cần làm là dự kiến các tình huống để ứng xử chứ không phải bi quan/lạc quan thái quá về thị trường trên cơ sở vị thế nào. 


Có rất nhiều nhà đầu tư “cây cao bóng cả” đưa ra các nhận định cũng như phân tích cá nhân về thị trường tuần tới tuy nhiên những điều ấy liệu có tác động gì được đến hướng đi của thị trường chung, dù “cây cao bóng cả” ấy có xum xuê cành lá, có kêu to xào xạc. Tất cả chỉ là dự kiến và điều quan trọng nhất là lắng nghe tín hiệu từ thị trường. Thị trường sẽ quyết định hướng đi cho chính mình, dù hướng đi ấy có làm mất lòng đại đa số nhà đầu tư thì cũng phải chấp nhận. Bởi bản chất của thị trường vốn không có vận mệnh riêng của mình như câu hỏi mọi người thường nói “mục đích bạn tới trái đất là gì?”, thị trường là dân du mục “nay đây mai đó”. Biết được điều đó nhưng nhà đầu tư có nên chấp nhận sai hay cố chống lại thị trường để thể hiện mình đúng?

Chứng khoán không dành cho tay mơ và càng khó tìm kiếm sự may rủi. Có quá nhiều lý do để tài khoản nhà đầu tư sụt giảm mạnh trong thời gian ngắn như DN kinh doanh thua lỗ, tỷ giá, biến động từ bên ngoài… Với những nhà đầu tư không am hiểu về thị trường, hoặc không thể theo dõi sát sao, chứng khoán chưa bao giờ là kênh bỏ vốn hợp lý. Với những NĐT quy mô vốn đủ lớn, bất động sản đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, nơi trú ẩn an toàn của dòng vốn. Nhiều nhân viên giao dịch tại các ngân hàng phản ánh tình trạng khách đến rút tiền gửi tiết kiệm sau đáo hạn để chuyển qua đầu tư bất động sản. Giao dịch thị trường bất động sản đã tăng mạnh hơn cả thời kỳ đỉnh cao trước đó, nhưng theo hướng tập trung vào những dự án có quy mô đủ lớn, thuận lợi về mặt giao thông, có đầy đủ tiện ích, có uy tín chủ đầu tư, nhà thầu lớn…

Trong khi đó, tại các đầu môi giới lớn, phóng viên cũng ghi nhận thực trạng giao dịch sôi động diễn ra ở rất nhiều dự án. Ở phân khúc cao cấp hẳn, với giá biệt thự lên tới cả chục tỷ đồng/căn như Vinhomes Riverside, giao dịch trong tháng 8 cũng ước tăng khoảng 10% so với giai đoạn trước đó. Còn ở quy mô vốn nhỏ hơn, nhiều dự án cũng rơi vào tình trạng cháy hàng ngay ngày đầu mở bán. FLC Complex 36 Phạm Hùng đã bán xong toàn bộ số căn mở bán lần 1 chỉ trong 1 ngày, trong khi các dự án khác cũng ghi nhận danh sách khách hàng đăng ký xin mua lên tới cả nghìn đơn, dù chưa mở bán như: FLC Twin Towers tại 265 Cầu Giấy, FLC Star Tower hay FLC Garden City… Liệu đây sẽ là tin vui hay cảm quan lo lắng về một sự xáo trộn bất ngờ cho ngành bất động sản?

Lên đầu trang