Trong tuần giao dịch
vừa qua, CDO đã tiếp tục có thêm một tuần mua bán
“lững thững” trên thị trường với những đợt mở phiên đong đếm từng lạng nhích
lên rồi hao đi. Như vậy sau nhiều đợt điều chỉnh chung của thị trường chứng
khoán Việt Nam nói chung và bất động sản nói riêng thì CDO vẫn chưa có bước đột
phá nào cho mình.
Mặc dù thị trường tuần qua vận động chưa có tốt hơn dự báo của
các nhà chuyên gia, nhưng quan điểm thận trọng vẫn tiếp tục chiếm ưu thế.
Điều này cho thấy được rằng chúng ta nên thay đổi cả tư duy và hành động trong
chiến lược giao dịch để lấy lại phong độ. Đám đông có thể thu hút được nhiều sự
tò mò nhưng không khẳng định cái đúng hoàn toàn vậy nên chăng CDO cần đưa ra
chiến lược mạo hiểm hơn cho mình.
Quay trở lại với câu chuyện FED mà cả Thế giới xôn xao trong
những ngày qua, đánh giá về mức độ tác động tiêu cực lên thị trường trong
trường hợp FED sẽ tăng lãi suất, các ý kiến đều nhìn nhận về rủi ro tác động
xấu trong ngắn hạn. Tuy nhiên mức độ tác động và quan ngại là khác nhau. Hoạt
động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường sẽ là dấu hiệu quan trọng.
Hiện tại đại đa số vẫn nghiêng về khả năng FED chưa tăng ngay
lãi suất trong cuộc hợp tới, tuy nhiên xác suất cho điều ngược lại không phải
là không có. Do vậy, thị trường chứng khoán toàn cầu nhiều khả năng sẽ có diễn
biến giằng co theo hướng chờ đợi cho tới khi cuộc họp của FOMC chính thức có
kết quả.
Trong trường hợp FED tăng lãi suất, tôi cho rằng sẽ có hai kịch
bản xảy ra. Nếu lãi suất tăng nhẹ thì có thể thị trường sẽ chỉ chịu tác động về
mặt tâm lý trong thời ngắn hạn. Còn trong trường hợp ngược lại, có thể thị
trường sẽ phải đối mặt với diễn biến tiêu cực trong thời gian tới.