Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và phát triển
đô thị (CDO)
Cuộc họp của FED tối 15/6 kết
thúc và câu chuyện tăng lãi suất đã để ngỏ cho tháng kế tiếp. Thực tế, FED đã
nhận thấy một rủi ro tiềm tàng nếu như tăng lãi suất, khi mà nước Anh rời bỏ
châu Âu thực sự sẽ là một thảm họa.
Bản thân Chủ tịch FED lên tiếng
thừa nhận, “Brexit” cũng là nhân tố để xem xét có tăng lãi suất hay không, chứ
không còn hoàn toàn là các chỉ tiêu của nền kinh tế Mỹ. Nhưng cần lưu ý một
điểm rằng, năm 2016, FED đưa ra lộ trình tăng 4 lần, sau đó rút còn 2 lần và có
vẻ như là 1 lần. Điều này cũng đã thể hiện rõ với sự đồng thuận của các thành
viên của FED.
Thời gian đang đếm ngược ngày bỏ
phiếu và giả sử “Brexit” không diễn ra, khả năng tăng lãi suất sẽ sớm được FED
tiến hành.
Thực tế việc FED giữ nguyên lãi
suất phải là tin vui với TTCK thế giới, nhưng ngược lại, TTCK châu Á lại giảm
mạnh, đặc biệt là Nikkei 225 của Nhật. Rõ ràng, mối quan ngại lúc này không
thuộc về FED, mà chính là câu chuyện “Brexit” đầy rủi ro. Vì thế, khoảng thời
gian từ nay cho đến hết ngày 23/6 sẽ mang nhiều sự lo lắng của giới đầu tư.
TTCK Việt Nam hẳn cũng đang chịu
ảnh hưởng của yếu tố này khi thanh khoản đang có dấu hiệu suy yếu. Thị trường
phiên 16/6 đã giảm điểm trở lại vào cuối phiên, cho dù đã duy trì sắc xanh hầu
hết thời gian, một điều ngược lại với phiên 15/6. Việc giảm điểm nhẹ này dù
diễn ra, nhưng ở nhiều cổ phiếu có tính thanh khoản thấp lại đang tiếp tục sự
hưng phấn như DMC, PAC, PHR, TRA, VGG...
Do đó, ảnh hưởng về mặt tâm lý là
không quá lớn và cơ hội ở một số cổ phiếu vẫn được duy trì. Nhà đầu tư vẫn đang
tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu cơ bản và điều này có thể mở ra cơ hội cho một
số cổ phiếu tốt mà đang giữ và liên tục trên đà tăng như CDO.
Cụ thể từ đầu tháng 6 (1/6/2016) đến
hôm nay 17/6/2016 cổ phiếu CDO đang từ 30.800 VNĐ tăng lên 31,400 VNĐ. Trong đó
16 ngày phiên giao dịch CDO chưa có phiên chốt giao dịch nào giảm mà chỉ giữ và
tăng lên.